Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Những bài thơ về lương hài hước ý nghĩa

Những bài thơ về lương hài hước ý nghĩa? Thơ về lương? Thơ về tăng lương? Thơ về lương tháng? Bài thơ về lương hay? Thơ về lương thấp?

Có những bài thơ nào hay về lương nhỉ?

Ai rồi cũng sẽ trưởng thành và tự lập. Khi tự tập thì bạn sẽ tự bươn chãi, tự kiếm sống bằng đôi tay của mình. Và thành quả đạt được ai cũng biết đó là tiền lương. Tiền lương làm ra bằng chính bàn tay, công sức của mình luôn mang lại cho ta những điều tốt đẹp nhất.Lương của mỗi công việc, mỗi ngành nghề sẽ khác nhau, mỗi người có một mức lương riêng đã quy định từ trước và lương thấp, lương cao là việc không thể nào tránh khỏi. Và bài viết này Thư viện thơ sẽ gửi đến các bạn vấn đề liên quan đến lương đó là Những bài thơ về lương hài hước ý nghĩa? Sau đây hãy cùng Thư viện thơ tìm hiểu nhé.

Những bài thơ về lương hài hước ý nghĩa

Thơ chế vui về Tiền Lương hay hài hước nhất 1:

Lương ơi, ta bảo Lương này…

Lương ta ổn định, bao ngày trong năm

Vàng lên, lương vẫn giữ nguyên

Cuối năm ngày cưới, buồn phiền cho ai…

Dầu lên thì cứ tà tà

Thấy lên không xuống, có la… có gầm…

Thằng “Đô” nhịp nhịp chiều tăng

Kéo thêm “anh giá” bay bay trên đầu

Đêm đêm nằm nghĩ lo âu

Lương… thằng “công chức” khổ sầu dài lâu…

Lương ơi tỉnh giấc mau đi

Theo kịp thằng giá… giá dầu, giá đô

Giá cao ngất ngưỡng giá ơi!

Chờ ta đi với… giá xe, giá nhà

Tuổi ta chắc tới khi già

Mới mua được đất, có nhà, có xe.

Chắc là phải uống nước mưa

Thở “khí miễn phí” cũng chưa đủ tiền

Mới nghe tin nóng tăng lương

Làm cho thằng giá chân căng… chạy vù

Chỉ đời công chức nghêu ngao

Khổ thân, lận đận mưa ào… giá lao…

Năm này ta nói tăng lương

Năm sau thực hiện giá trường lên cao

Gía lên thì mặc giá lên

Lương thì chậm chạm dáng… “lươn” ta bò!

Một tháng mới của chúng ta chính thức bắt đầu khi âm thanh ấy vang lên, chỉ hai tiếng Ting Ting nhẹ nhàng thôi nhưng chất chứa vô hạn hạnh phúc cùng tâm tình khổ đau, chờ đợi mòn mỏi. Ting ting tức là âm thanh tin nhắn điện thoại nhé ^^ nay đa phần thì tiền lương người ta thường chuyển qua thẻ hết rồi.

Thơ chế về tiền lương 2: Giá ơi thương lấy lương cùng

Giá ơi thương lấy lương cùng.

Tuy rằng khác loại nhưng chung là tiền.

Thương nhau lương giá đi liền.

Ghét nhau lương giá hai miền xa xôi.

Gió đưa cái giá về trời.

Cho lương ở lại chịu nhiều đắng cay.

Giá ơi ta bảo giá này:

Giá lên nhanh quá có ngày… chết lương.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương.

Đồng lương vật giá phải thương nhau cùng.

Bài thơ nói về việc giá cả vật chất tăng cho nên tiền lương sẽ rất dễ bị hao hụt. Câu thơ “đồng lương vật giá phải thương nhau cùng” là lời mà tác giả đang muốn nói đến. Tuy nhiên thì điều này khó có thể xảy ra khi thời đại ngày càng phát triển.

Thơ chế về tiền lương 3: Giá ơi, lương bảo giá này

Giá ơi, lương bảo giá này

Giá tăng cao thế có ngày giết lương

Nếu giá có chút lòng thương

Hạ nhanh xuống thấp…cho lương theo cùng…hiii..

Không kẻo Công Chức chết cùng

Thù hận vì giá cứ phừng phừng lên

Giá hỡi, giá bớt vùng lên

Không thì dân chúng chết chìm…đói ăn.

Nhu cầu người dùng ngày càng tăng, do vậy mà vật giá cũng tăng theo, ảnh hưởng ít nhiều đến đồng lương mà người dân kiếm được. Bài thơ là lời thỉnh cầu đến “giá” hãy “bớt vùng lên”. Không thì dân chúng sẽ khổ sở lắm.

Thơ chế về tiền lương 4: Nhà giáo chờ lương

Giáo viên nghèo dài cổ ngóng chờ LƯƠNG

Nào xăng xe, cơm gạo, …sữa đường

Bao nhiêu thứ đang chờ LƯƠNG giải quyết

Tin nhắn báo LƯƠNG vẫn hoài chưa thấy đến

Túi không tiền giọt rượu cũng chắt chiu

Nghề dạy học vui biết bao nhiêu

Lại bị méo nụ cười giữa thời bão giá

Ta vẫn lạc quan tiền chẳng là tất cả

Nên ráng tạo niềm vui với cái túi không tiền

Xe máy để ở nhà đi bộ với học sinh

Trò chuyện hồn nhiên không bận phiền cơm áo

Không còn lo trưa nay về hết gạo

Tự ngẫm cuộc đời cái gì thiếu càng vui…

Bài thơ miêu tả hình ảnh người giáo viên đang chờ tiền lương về để sinh hoạt, nuôi gia đìnhbản thân. Nhưng hiện tại lương vẫn chưa thấy về. Bài thơ như muốn nhắn nhủ đến “lương” hãy mau về để phụ giúp giáo viên. Ngoài ra, những câu thơ cuối cũng cho ta thấy được tinh thần lạc quan của người giáo viên trong bài thơ.

Thơ chế về tiền lương 5: Thơ vui về Tiền

Tiền là cái vật chi chi

Tiền là tờ giấy số ghi rõ ràng

Có tiền phú quý giàu sang

Không tiền lắm kẻ cơ hàn điêu linh

Có tiền bồ sẽ chung tình

Không tiền nó đá cho mình quay lơ

Có tiền kẻ đợi người chờ

Không tiền bạn hữu thờ ơ không màng

Có tiền đầy đủ họ hàng

Không tiền cô bác bàng hoàng chơi vơi

Có tiền thỏa thích ăn chơi

Không tiền làm toát mồ hôi cả ngày

Có tiền sáng xỉn chiều say

Không tiền bụng đói suốt ngày nằm phơi

Có tiền dạo phố xe hơi

Không tiền nằm ngủ chao ôi đói lòng

Có tiền cưới vợ gả chồng

Không tiền thì sợi tơ hồng không se

Có tiền anh nói em nghe

Không tiền anh nói em chê anh nghèo

Không tiền cuộc sống gieo neo

Không tiền cam phận tèo teo một mình.

Bài thơ cho ta thấy được lợi ích của đồng tiền và sức mạnh của đồng tiền là lớn như thế nào. Có một câu nói rất hay là “thứ gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”.

Thơ chế về tiền lương 6: Thơ chế về chuyện thưởng Tết

Bắc thang lên hỏi Ông Trời

Giá cao chót vót, thưởng là lệ thôi.

Tiền là nước mắt mồ hôi

Quanh năm vất vả chỉ dôi vài đồng

Giá kia ngự ở trên cao

Thưởng thì lẹt tẹt làm sao sánh cùng

Chợ Tết thì giá cheo veo

Thưởng Tết thì lại lèo tèo dưới chân.

Bao giờ thưởng tết lên cao

Giá chợ xuống thấp thì tao mới về

Ngước mặt nhìn lên giá trên trời.

Nhìn xuống tiền thưởng lệ tuôn rơi!

Cả năm lương, không bằng 1 đồng thưởng tết.

Tết còn xa, giá đã leo thang.

Đời công nhân quần quật cả năm.

Chỉ ngóng chông vài đồng thưởng Tết.

Để có tiền theo chuyến xe muộn màng.

Về đến nhà cũng là ngày cuối năm.

Mong sao Sếp thưởng cho vài đồng

Để góp phần không khí mùa xuân.

Bài thơ nói về tiền lương thưởng tết ít ỏi, nhưng giá cả ngày tết cái gì cũng tăng. Qua bài thơ trên tác giả muốn chia sẽ nỗi niềm của mình cùng với các người công nhân khác.

Thơ chế về tiền lương 7:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông chủ nhà

Miệng tươi cười hớn hở

“Tăng giá rồi đó nha!”

Vừa mới ngày hôm qua

Bảy trăm rưởi mỗi tháng

Hôm nay nhận tin: choáng!

(Đùng một phát: chín trăm!)

Điện nước cũng lăm lăm

“Từ hôm nay giá mới!”

Nước Mười Ngàn một khối

Điện ưu đãi “ba ka” (3k = 3.000 đồng/số)

Đào vừa thò mặt ra

Là gạo, mắm, dưa cà

Là cơm trưa, bún, phở

Trăm thứ cùng đua “nở”

Đồng lương, nghĩ mà chua

Buồn thân mình thiệt thua

Phải chi đào đừng nở…

Sau mỗi lần đào nở

Lại thấy lòng chơi vơi…

Anh Lạm, chị Trượt ơi

Chờ chúng em theo với!

“Anh Lạm, chị Trượt” tức là anh Lạm Văn Phát và chị Trượt Thị Giá. Đây là hai vận động viên luôn về đích đầu tiên trong giải chạy Việt Dã hàng năm và người chạy chậm nhất, không bao giờ về đích là anh Lương Văn Tháng.

Thơ chế về tiền lương 8:

Lương cứ hẹn, nhưng lương đừng tăng nhé!

Để tôi nghèo tôi còn muốn làm thơ

Ngó ra đường thấy giá chạy vù vù

Tôi nói khẽ: Gớm! Sao mà đắt thế!

Lương cứ hẹn nhưng lương đừng tăng nhé!

Tăng lai rai thì có nghĩa gì đâu…

Nếu mà lương không đuổi kịp xăng dầu

Tôi vẫn sống mong manh như nắng lụa.

Lương cứ hẹn cho tôi chờ thêm nữa

Hẹn ngày mai tiền có sẽ tươi vui

Ngày mai tăng, vẫn là ngày mai thôi…

Lương cứ hẹn, nhưng lương đừng tăng nhé!

Tôi sẽ đói – cố nhiên – như thường lệ

Nếu trót tăng, lương hãy gắng tăng nhiều

Tình mất vui khi cưới được người yêu

Đời chỉ đẹp khi còn nhiều than thở.

Lương đừng tăng, giá đừng tìm bến đỗ

Cho đời tôi… lơ lửng…giống… đời lương!

Một bài thơ rất hay nói về tiền lương. Câu thơ lặp đi lặp lại trong bài là “lương cứ hẹn, nhưng đừng tăng lương nhé” có ý nghĩa là tác giả không muốn tăng lương ư? Không nhé, tác giả muốn tăng nhưng đã tăng thì hãy tăng nhiều lên, không muốn tăng ít ít

Thơ chế về tiền lương 9: HẾT TIỀN

Hôm qua họp hội đồng niên

Ngày mai cỗ cưới triền miên ui trời

Bên này đám khóc cũng mời

Bên kia đám giỗ không đời nào tha..

Tiền bạc kiếm thì chẳng ra

Lại còn chưa kể việc nhà áo cơm

Con đóng học cũng hỏi lương

Cha già mẹ yếu chẳng nhường cho ai

Giang san đè nặng hai vai

Tiền bạc được thể ra oai với mình..

Làm vãi nó chẳng thương tình

Đúng là giống bạc cũng khinh người nghèo..

Gặp bụt chỉ ước một điều

Cho con cả đống tiền tiêu thôi à..

Chém cha cuộc sống xa hoa

Bao nhiêu là thứ chẳng tha đồng tiền

Cũng muốn ăn ở cho hiền

Nhưng tiền không có thì tiên cũng buồn

Năm hết tết đến còn luôn

Chỉ mong năm mới tiền tuôn đầy nhà..

Chúc cho cô bác ông bà

Gái trai cùng với trẻ già luôn vui

Năm mới sắp sửa sang rồi

Tiền tiêu đầy túi vui rơi đầy nhà.

Lúc nào cũng vậy, tháng này qua tháng khác bạn vẫn luôn tự dặn bản thân mình sẽ tiết kiệm, sẽ để dành, sẽ không tiêu linh tinh, sẽ kiềm chế những ham muốn hết sức vô bổ kia… Nhưng sự dằn vặt, mâu thuẫn đau khổ ấy cũng dễ dàng trôi tuột đi… Bởi khi cầm một “cục” tiền, hay nhìn số dư “hơi” bự trong tài khoản mình, bạn cảm thấy thật quyền lực. Bạn thấy mình chính là Bill Gates, bạn có thể mua hết cả thế giới này!

Thơ về tiền lương 10: Chậm Lương

Giám đốc sao quên xử thấu tình

Công nhân đổ hết sức bình sinh

Tiền lương đến dịp không xao động

Mức thưởng sang kỳ vẫn lặng thinh

Vợ hỏi loanh quanh càng quẫn dạ

Con kêu lúng túng mãi đau mình

Ông là lãnh đạo cần uy tín

Cứ vậy ai mà chẳng phát kinh

Bài thơ lên án về sự chậm lương của công ty. Lám cho “vợ hỏi loanh quanh”, “con kêu lúng túng”. Ám chỉ mạnh đến “giám đốc” là làm “lãnh đạo cần uy tin” nếu cứ như vậy thì nhân viên sẽ không còn ai tin tưởng.

Thơ về tiền lương 11: Năm Hết Tết Đến

Cả năm gắng sức nhọc công mài

Vốn hết, tiền vay trả lãi ngày.

Mực cạn loay hoay màu bạc phếch

Bút mòn ngọ nguậy nét ngoành sai.

Vẽ tranh để mốc chồng cao ngất

Thơ phú bụi lem xếp trải dài

Tết đến về nhà trông cậy vợ

Tiền lương ít ỏi lấy tiêu sài.

Thơ về tiền lương 12:

Hôm nay mùng 8 tháng 3

Giá hoa thì đắt giá quà thì cao

Tiền lương trao hết hồi nào

Bây giờ em lại hỏi quà là sao

Anh đây lịch sử bảnh bao

Giặt đồ rửa bát anh nào xá chi

Em thì áo đẹp sân si

Ngồi chơi xơi nước em đì thân anh

Em ơi xin chứng lòng thành

Hoa thì cũng héo quà thì cũng phai.

Yêu em yêu trọn kiếp này

Tình anh đâu chỉ một ngày tháng ba.

Bài thơ vừa hợp vần, hợp điệu lại chứa đựng nhiều ý nghĩa thật sâu sắc hi vọng sẽ là nguồn cảm hứng cho bạn nào thích sáng tác thơ dành tặng người phụ nữ đặc biệt của mình trong ngày 8/3. Bài thơ còn nói lên vấn đề lương em lấy hết lúc nào, mà giờ 8/3 lại đòi quà làm anh không có.

Thơ về tiền lương 13: Trót Dại

Trót dại em mới lấy chồng

Có con em bế em bồng em lo

Việc nhà em quán xuyến cho

Việc làng việc xã cũng lo ven toàn..

Đàn ông sướng nhất các chàng

Đi làm về cũng chẳng màng việc chi

Tiền lương lập quỹ ” đen xì ”

Chi tiêu nhậu nhẹt màng gì vợ con.

Ra đường huýt sáo véo von

Gặp em mười tám mắt tròn đong đưa

Thôi giờ cũng đã về trưa

Em xin dừng bút để lo việc nhà.

Tính em vốn dĩ thật thà

Có sao nói vậy mong là nương tay

Đừng có ném đá bay bay

Lần sau em sẽ nói hay về chàng…

Và rất nhanh, lương đến rồi đi như những gì đã sắp đặt, sáng còn êm ái nằm trong vòng tay mình mà có khi tối đã âm thầm ra đi không một lời từ biệt. Cho dù bạn có nín nhịn tiết kiệm một chút, cũng bị vô số “bóng ma” đánh cho tơi bời! Đủ lại hóa đơn tới tấp ập tới, rình mò lôi bạn ra “thanh toán”!

Thơ về tiền lương 14: Đời Là Bể Khổ

Bà nay đã bẩy mươi xuân

Cả đời vất vả gian truân vô cùng

Cái thời tuổi trẻ má hồng

Bao chàng ngấp nghé mà lòng chẳng xiêu.

Thế rồi trời lại xúi yêu

Một người tồi bại rất nhiều thói hư

Tiền lương cứ giữ khư khư

Mặc vợ lam lũ, con ư? Kệ mày!

Một mình ăn uống đủ đầy

Vợ con đói khổ bao ngày chẳng lo

Thỉnh thoảng hắn lại đánh cho

Bao lần muốn bỏ vậy mà được đâu.

Có lần đập vỡ cả đầu

Máu chảy lênh láng phải khâu rất dài

Mặc con bốn đứa thơ ngây

Kêu la thảm thiết thương thay mẹ mình.

Nhìn con mà thấy thương tình

Bà lại gánh vác một mình lo toan

Lặng im không tiếng thở than

Mong con khôn lớn sang trang cuộc đời!

Ngờ đâu số phận con người

Trải bao kiếp nạn mà trời chẳng thương

Con đang khỏe mạnh bình thường

Thì trời lại giáng tại ương liên hồi.

Người bệnh tật, người dở hơi

Thuốc men chạy chữa nhưng rồi bó tay

Một mình gắng sức qua ngày

Thân gầy tiều tụy mắt cay trũng nhiều.

Dáng người gầy bé liêu xiêu

Đôi vai gánh cả mọi điều khổ đau

Người ta sướng trước khổ sau

Còn bà ôm trọn nỗi sầu trăm năm.

Tháng nào bí bách, thậm chí còn phải vay mượn, hứa hẹn tháng có lương rồi trả! Thế là cái vòng luẩn quẩn: hết tiền – vay nợ – lĩnh lương – trả nợ – hết tiền… cứ thế tiếp diễn không có hồi kết. Ấy vậy nhưng dù đau khổ thế nào, bạn vẫn không thể bỏ được thói quen tiêu pha hết sức mỗi khi nhận lương…Để rồi cả tháng lại vật vờ uống nước lã cầm hơi, đợi chờ ngày lĩnh lương sắp tới!

Thơ về tiền lương 15: Vĩ Vĩ

Vĩ Vĩ hai chữ thân thương

Tiền lương thì ít tăng ca thì nhiều

Ăn rồi sai vặt đủ chiêu

Vì vậy bị chửi là điều tất nhiên

Nhân viên ai cũng thấy phiền

Mà phải chịu đựng vì tiền đấy thôi

Thường thì ít khách được ngồi

Nhưng đây đâu dể làm rồi thì chơi

Cho nên ai nấy cũng lười

Ác vì công việc mượn lời chửi thay

Nào ngờ ông trời nhận ngay

Làm quán ít khách mới hay đó mà

Bà chủ chừ mời phiền hà

Bực mình liền bắt camera trong quán

Mọi khi cuối tháng liên hoan

Nhưng rồi cũng chỉ toàn là ăn chay

Đã thế ăn nhậu lở say

Nếu mà bị bắt 50 k bay rồi

Vĩ Vĩ tóm tắt thế thôi

Ai mà đồng cảm xin đôi lời bình luận.

Vĩ Vĩ là tên của tác giả. Đọc bài thơ ta có thể cảm nhận được nỗi khổ tâm của tác giả khi “tiền lương thì ít tăng ca thì nhiều”, qua đó còn muốn thể hiện rõ quan điểm của mình về bà chủ không công bằng.

Thơ hay về lương 16:

Thằng tiền ở đâu về nhà gấp

Thằng lương đi vắng mấy ngày nay

Anh ví đang nằm bệnh nặng lắm

Về đi, ví tha mọi lỗi lầm

Một bài thơ dí dỏm nói về đồng lương đã đi xa và “ví” xin hứa rằng “tiền lương” quay về sẽ tha thứ mọi lỗi lầm. Bài thơ thể hiện sự nuối tiếc của một người đã lỡ tiêu sạch tiền lương.

Trên đây là bài viết về Những bài thơ về lương hài hước ý nghĩa? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích về thơ trong kho tàng văn học Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét